Bước vào tuổi trung niên, đừng dại dột tranh cãi với 3 loại người này: Lùi một bước biển rộng trời cao, nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Tranh chấp chẳng những không giải quyết được gì mà lại còn gây phiền nhiễu cho bản thân. Đôi khi, tốt nhất là để tất thảy mọi thứ thuận theo tự nhiên.
Cuộc đời vừa vất vả lại ngắn ngủi, nếu mỗi ngày đều phải tranh đoạt thì không những ta luôn trong trạng thái mệt mỏi mà hạnh phúc cũng chẳng thấy đâu. Khi đến tuổi trung niên, người ta mới phát hiện ra rằng, nhiều việc không tranh chấp sẽ tốt hơn, đặc biệt khi gặp ba loại người này.
1. Đừng tranh tiền tài với người yêu tiền
Đã là con người, mỗi người đều có lòng ham thích khác nhau. Người thì trọng tình cảm, có loại người lại thích tích lũy tiền tài, lấy tiền tài là tình yêu lớn nhất cuộc đời. Bọn họ cho rằng chỉ có tiền mới đem lại cảm giác an toàn. Những người như vậy sẽ coi tiền bạc là cuộc sống, cho nên khi tiếp xúc với những loại người như thế này, ta phải tuyệt đối tránh việc phải cùng họ tranh đoạt tài phú. Tranh đoạt chỉ đẩy ta vào thế "lưỡng bại câu thương" - đánh nhau tới chết, không màng thiệt hại, thậm chí còn mang tai họa đến cho chính mình.
Con người khi đến tuổi trung niên, không nên đặt lợi ích lên quá cao. Tiền tài không còn là mục tiêu hàng đầu như thời trẻ nữa. Đó chỉ là vật ngoài thân, không thể không có, nhưng mất đi thì vẫn có thể kiếm lại được. Chưa kể lúc này sự nghiệp cũng đã có chút thành tựu, gánh nặng kinh tế không còn nặng như trước nữa. Khi ấy, bản thân và gia đình khỏe mạnh, có thể sống một đời thanh thản, an lành mới là mục tiêu lớn nhất.
2. Không tranh chấp với những người sĩ diện
Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những người coi sự tôn nghiêm của chính mình là thứ đáng quý nhất. Những người này có một đặc điểm lớn nhất là thích thể hiện, thích sĩ diện, chính là loại "khẩu thị tâm phi" - ngoài miệng nói là phải, trong lòng lại nói trái. Trước đám đông họ thích thể hiện tài năng và những điểm tốt của mình, phóng đại hoặc tô vẽ quá mức để nhận được sự trọng vọng của người đời.
Tuy nhiên, ta không thể tránh những người như vậy. Khi tiếp xúc với những người thế này, cần tuyệt đối tránh không làm họ xấu hổ, không động đến sự tôn nghiêm. Ta không nên mổ xẻ, đánh giá họ, nếu không tỏ ra tôn trọng được thì cứ giữ thái độ trung dung, ít tranh cãi, có vậy thì ta với người đó có thể hòa thuận với nhau.
Khi đến tuổi trung niên, ta sẽ thấy việc thêm bạn bớt thù quan trọng như thế nào. Có thêm bằng hữu, chính là có thêm người giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, thêm người bên cạnh khi mình cô độc, thêm người động viên, giúp mình đứng dậy sau những bi thương. Một người thật sự hiểu cách đối nhân xử thế, chính là biết cách kết giao với càng nhiều bạn càng tốt, càng nhiều mối quan hệ khăng khít, vốn xã hội càng nhiều, người đó càng thành công.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người ta tiếp xúc đều hợp tính hợp nết, dễ chịu với nhau. Trong mối quan hệ với những người bất đồng, ta phải biết tránh chỗ nhạy cảm của đối phương, không động vào những điều sẽ khiến họ tự ái, tổn thương lòng tự tin của họ. Có như vậy thì mối quan hệ mới tốt đẹp, từ đó có thể giảm bớt thị phi.
3. Không tranh với kẻ hiếu thắng
Khi còn trẻ, chúng ta tràn đầy nhiệt huyết, vì lý tưởng công bằng, vì điều ta cho là đúng đắn, ta có thể sẵn sàng làm mọi thứ. Thanh xuân mỗi người chỉ có một lần, nếu ta không muốn tuổi trẻ của mình trôi qua trong nhàm chán để khiến sau này phải hối tiếc thì ta phải bắt buộc xông pha.
Nhưng khi bước sang tuổi 30, những thay đổi lớn sẽ xảy ra, lúc đó ta sẽ nhận ra rằng suy nghĩ của tuổi trung niên và thanh niên có rất nhiều điểm bất đồng. Từ thanh niên thành trung niên là một quá trình trưởng thành. Chúng ta đi học, đi làm, va chạm xã hội rất nhiều, sẽ có rất nhiều thay đổi lớn diễn ra, trong đó có rất nhiều trải nghiệm. Tình người nóng lạnh, từ non nớt thành chín chắn, lòng tranh đấu háo thắng cũng giảm bớt, đúng sai cũng không còn quan trọng như thời trẻ nữa. Ta cũng sẽ không còn cần phải tranh cãi phải trái đúng sai nhiều nữa, không những không giải quyết được gì, mà còn mang thêm phiền não.
Trong xã hội, chỉ biết cắm đầu vào tranh cãi mà không xem xét xem mình đang ở đâu, năng lực thế nào thì chắc chắn mất sẽ nhiều hơn được. Khi đến tuổi trung niên, ta phải căn cứ vào tình hình thực tế để rồi từ đó định đoạt, chứ không phải cứ cắm đầu vào tranh luận rồi từ chuyện này kéo sang chuyện khác, đó mới là giải pháp của vấn đề.
Nhận xét
Đăng nhận xét