Nghịch lý tảng đá khiến "chúa toàn năng" cũng phải... bó tay!
Nghịch lý Đấng toàn năng (Omnipotence Paradox)
Nghịch lý Đấng toàn năng (Omnipotence Paradox) vô cùng nổi
tiếng được tranh cãi từ thời Trung Cổ tới nay này có nội dung như sau:
Nếu có một Đấng toàn năng thì liệu người đó có thể tạo ra một
tảng đá mà không ai có thể nhấc nổi, kể cả chính ông ta!
Vấn đề đặt ra khá đơn giản đúng không nào nhưng ở đây lại xảy
ra một sự mâu thuẫn, đó là:
1. Nếu ông ta là đấng toàn năng thì ông ta sẽ dễ dàng tạo ra
một tảng đá như thế (một hòn đã không ai, kể cả chính ông ta có thể nhấc lên).
2. Nhưng cũng chính nhờ sự toàn năng ấy mà chắc chắn ông ta
cũng nhấc được hòn đá ấy (nếu không thì không còn là đấng... toàn năng nữa)
đúng không nào?
Như vậy Đấng toàn năng là người có thể làm mọi điều kể cả
ngăn chặn chính quyền năng của mình nhưng khi ông ta ngăn chặn quyền năng của
chính mình thì ông ta đã bị hạn chế và không còn toàn năng nữa!
Còn nếu ông ta cũng không ngăn chặn được chính quyền năng của
mình thì ông ta cũng không phải là người quyền năng.
Như vậy, khi ông ta làm một điều gì đó thì ông ta có ngăn chặn
được việc đó hay không thì cũng đều mâu thuẫn, đây chính là nghịch lý khiến
không ít các nhà Toán học và Triết học bận tậm.
Thậm chí, nghịch lý này chứng minh trên đời này không thể tồn
tại người hay thứ gì đó gọi là "toàn năng".
Hay không thể tồn tại một "rồng thần" có thể ban mọi
điều ước như trong bộ truyện tranh nổi tiếng "bảy viên ngọc rồng" hay
một "bà tiên", "ông Bụt"... trong cổ tích được!
Nhiều người có thể vì nghịch lý này mà "thực tế"
hơn khi không còn tin vào "đấng toàn năng" vĩ đại bởi đây là một chứng
minh phủ định sự tồn tại của ông ấy.
Triết học hiểu “toàn năng” theo nhiều cách khác nhau
Nhà Toán học René Descartes cho rằng “toàn năng” nghĩa là có
khả năng làm được bất cứ điều gì. Theo ông, logic của Đấng toàn năng hoạt động
một cách khả thi lẫn bất khả thi, vừa có thể tạo một “hình tròn vuông” hay có
thể định nghĩa 2 + 2 = 5.
Điều này hiển nhiên đi ngược với logic thông thường!
Triết gia, nhà thần học, linh mục tiến sỹ Hội thánh Thomas
Aquinas đã bác bỏ luận điểm trên vì nếu như thế có nghĩa là đấng toàn năng
không tuân theo logic thông thường.
Do đó không thể dùng những logic thông thường như trên và
như vậy không có nghịch lý gì ở đây.
Hiểu một cách nôm na, thế giới của đấng toàn năng và con người
hoạt động theo logic khác nhau! Không thể đem logic của chúng ta vào đấng toàn
năng để rồi tạo ra nghịch lý trên được.
Quan niệm của Aquinas thì phổ biến hơn quan niệm của
Descartes, đó là đấng toàn năng có thể làm mọi thứ (toàn năng) nhưng vẫn tuân
thủ logic thông thường. Do đó việc tạo ra tảng đá như trên là không thể tồn tại.
Thực tế thì khái niệm "toàn năng" chỉ là khái niệm
chúng ta có thể đặt ra chứ không thể nào tồn tại.
Do đó, có lẽ mãi mãi chúng ta sẽ không thể giải quyết được
mâu thuẫn từ nghịch lý trên.và đó sẽ mãi là vấn đề của tư duy (triết học và
khoa học) mà con người không thể giải thích như vô vàn vấn đề nằm ngoài giới hạn
của nhận thức.
Nhận xét
Đăng nhận xét