Qua một bữa cơm, đã biết người này không thể dùng
Qua một bữa cơm, đã biết người này không thể dùng
Khi Tăng Quốc Phiên đóng quân tại An Khánh, có một vị đồng hương đến gặp mặt xin đầu quân. Ông phái người điều tra về vị đồng hương này, biết được người này mấy năm gần đây sống tại quê nhà Hồ Nam quả đúng không sai. Gặp mặt đồng hương, ấn tượng về tướng mạo đàng hoàng trung thực, Tăng Quốc Phiên cũng cảm thấy rằng người này có thể ủy thác trọng trách.
Tăng Quốc Phiên đang chuẩn bị sắp xếp một số vị trí trong quân cho vị đồng hương này, cũng vừa kịp lúc đến bữa cơm trưa. Ông quyết định trước hết mời vị đồng hương cùng dùng cơm.
Tuy nhiên, cũng là trong bữa cơm ấy, Tăng Quốc Phiên liền bỏ ngay ý định lưu lại người này trong quân, dứt khoát kiên quyết để vị đồng hương này ra đi.
Vị đồng hương này đương nhiên cảm thấy rất khó hiểu, liền tìm đến em họ của Tăng Quốc Phiên, hỏi xem lý do tại sao Tăng Quốc Phiên lại đột nhiên đổi ý như vậy. Tăng Quốc Phiên nói:“Ông ta nghèo kiết xác, lại lần đầu làm khách, mà nhặt bỏ hạt lép đi rồi ăn. Cho dù ông ta có vẻ chất phác. Nhưng ta e rằng ông ta thấy hoàn cảnh lạ sẽ đổi lòng, cho nên mới không dùng”.
Thì ra gạo dành để chiêu đãi trong bữa ăn là lấy từ quân lương,có lẫn một số hạt lép, mặc dù ăn vào không sao cả nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến khẩu vị.
Vị đồng hương này, nhà cũng không giàu sang phú quý gì, lần đầu tiên ăn bữa cơm như thế này, vậy mà lại đem hạt lép bỏ đi. Từ một động tác nhỏ này, Tăng Quốc Phiên liền nhìn ra rằng người này tuy bề ngoài thuần phác, nhưng nội tâm lại không thành thật.
Nếu người này về sau đứng núi này trông núi nọ, hoặc là thậm chí quay lại đầu quân cho quân Thái Bình, thì không biết sẽ sẽ sinh ra hậu quả gì, vì vậy chi bằng bây giờ để vị ấy quay trở về nhà. Vị đồng hương nghe xong liền xấu hổ mà rời đi.
Cũng chính vì nguyên nhân này, Tăng Quốc Phiên đã ý thức đề phòng từ đầu, vì vậy ông lãnh đạo quân Tương hơn mười năm, từ đầu đến cuối đều chưa từng xảy ra nội biến.
Đây cũng chính là ấn chứng minh xác cho điều Khổng Tử đã nói, “thị kỳ sở dĩ” (xem xét việc người ta làm).Để hiểu một người cần xem những gì anh ta đã làm trước đây, đang làm gì bây giờ, và tương lai gặp phải chuyện như vậy thì anh ta có thể sẽ làm gì.
Nhận xét
Đăng nhận xét